Tăng huyết áp có thể gây suy thận

Theo PGS-TS Phạm Văn Bùi – Tổng thư ký Hội Niệu thận học TP.HCM, Phó giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do đái tháo đường (40%), tăng huyết áp (30%), viêm cầu thận (10%), ngoài ra còn do sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim và cũng có thể là hậu quả của việc dùng thuốc lâu dài gây độc tính cao với thận.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng sáu triệu người bị suy thận mạn (6,73% dân số). Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng. Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ, đến giai đoạn nặng nhất, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận.
Hiện nay, y học cổ truyền cũng có một vài chế phẩm nhằm hỗ trợ bệnh nhân suy thận ở các giai đoạn, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn; kiểm soát triệu chứng của suy thận như sưng phù, mệt mỏi, tiểu ra máu, đồng thời hỗ trợ kiểm soát các bệnh gây ra suy thận như sỏi thận, tăng huyết áp, suy tim… Đó là những chế phẩm kết hợp các dược liệu thiên nhiên như dành dành, hoàng kỳ, linh chi đỏ…
PGS-TS Phạm Văn Bùi khuyến cáo, khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, chúng ta có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh học của thận để sớm phát hiện các dấu hiệu suy thận.
Hương Cát
(phunu)